7.11.07

Mở cửa Tùng Lâm



Tùng Lâm, cái tên khá hay và nhiều hàm ý sâu sắc, ai hiểu hết và dụng được hai chữ này nhỉ! Qua sân, bước vào chính điện và thấy cỡ hơn chục người đang thắp nhang trước tam bảo. Một vị sư hãn trẻ ngồi tại bàn ghi công đức, gian bên của chính điện. Phú Tuệ liền kính cẩn thưa:


PT: Con xin tụng bài kinh cho lòng người thảnh thơi, được không ạ?
: Người đông thế, cậu tụng kinh sẽ không có được chánh niệm đâu.
PT: Chính niệm…?
: Đúng. Không giữ được chính niệm thì tụng cũng vô ích.
PT: Vâng phải. Nhưng không tụng thì cũng khó mà có được chính niệm? Có được chính niệm hay không đâu liên can gì đến người?
: Thầy nói, tụng phải bằng chánh niệm.
PT: Dạ, nghĩa là phải có chính niệm mới tụng được kinh? Thế phải làm sao để có chính niệm ạ?
: Làm sao…? Chỗ này là bất khả tư nghì.
PT: Vâng, chìa khoá vạn năng đấy ạ. Làm sao để có chìa khoá này?
: Trì tụng kinh.
PT: Vâng đấy. Thế con tụng kinh nhé… (hơ hơ… sư bị hớ).
: Thầy nói, không có chánh niệm thì không tụng được mà.
PT: Ối, tụng kinh là một cách để có chính niệm. Chưa có chính niệm mới phải tụng để đạt chính niệm. Có chính niệm rồi còn ham húa tụng kinh mà làm gì nữa, thưa thầy?
: Đã bảo là bất khả tư nghì rồi còn gì.
PT: Bất khả tư nghì là sao ạ?
: Không thể nghĩ bàn.
PT: Không thể nghĩ bàn là sao ạ?
: Là những cái nhiệm màu, cao sâu, khó biết, khó dò, khó thấy… không thể nói được…
PT: Không phải. (Qúa liều… hic hic…).
: (Trừng mắt) Cậu nghiên cứu phật học được bao năm, đọc bao nhiêu cuốn kinh mà nói không phải.
PT: Dạ chưa từng nghiên cứu và chưa đọc nhưng thấy không phải thế.
: Không phải thế thì là thế nào?
PT: Là chìa khoá vạn năng. Con nói rồi mà!!!
: Ý cậu chỉ gì?
PT: Không thể nghĩ bàn là bàn nghĩ cũng không thể.
: Có khác gì nhau đâu?
PT: Dạ khác nhiều ạ. Một bên là nói cụm từ “không thể nghĩ bàn”, một bên là chỉ cách để biết, thấy những cái không thể nghĩ bàn kia. Một bên là đề cập đến chiếc khoá của kho báu “không thể nghĩ bàn”, một bên là chỉ ra chìa khoá để mở cánh cửa đó. Vẫn là một câu nhưng ý chỉ khác nhau.
: Thế làm sao để thấy, biết những cái khó có thể nghĩ bàn đó?
PT: Dạ, không thể nghĩ bàn.
: Đúng, làm sao để thấy được?
PT: Dạ, không thể nghĩ bàn.
: Chính nó, làm sao để thấy được?
PT: Dạ, không thể nghĩ bàn.
: Ơ, cậu có nghe, hiểu tôi hỏi gì không?
PT: Dạ có nghe, có hiểu và con trả lời là “không thể nghĩ bàn” đấy chứ… (hic hic hic… chắc tưởng mình bị điên).
: Trả lời vậy đâu có nghĩa gì? Một kiểu trả lời ngang bướng.
PT: Thầy hỏi thầy dạy của thầy xem câu trả lời đó có phải vô nghĩa không, có phải ngang bướng không?
: Không cần thầy tôi, tự tôi đã biết.
PT: Vâng và cái “tự biết” của thầy là cái không biết gì cả đấy ạ. Nếu cái “tự biết” đó đang biết cái “không biết gì cả” thì đã hiểu câu trả lời.
: (Đỏ mặt)…!!!!
PT: Không thể nghĩ bàn là bàn nghĩ không thể. Bàn nghĩ không thể thì thôi, đừng bàn nghĩ gì nữa, cứ cố làm chi cho thêm khổ, càng bàn nghĩ thì càng khổ đau bế tắc. Không bàn nghĩ gì hết thì thấy được những cái “không thể nghĩ bàn”. Bởi vậy mới nói đó là chìa khoá vạn năng. Muốn có được chìa khoá vạn năng thì không nghĩ bàn. Không nghĩ bàn là không cần bàn nghĩ gì hết. Hai cùng trong một. Vừa là kho báu bất tận, vừa chính là chìa khoá để mở cửa kho báu. Có được chìa khoá tức có kho báu “không thể nghĩ bàn”. Có kho báu không thể nghĩ bàn tức là thấy, biết được hết những cái nhiệm màu, cao sâu, khó thấy, khó biết, khó dò… Đấy, thầy có “tự biết” điều này chưa?
: (Bí)…!!!
PT: Con vừa trì tụng xong nguyên “cả bộ tam tạng kinh điển” trong vòng một phút đó. Cám ơn thầy đã cho mượn cửa Tùng Lâm! Tùng Lâm là “không thể nghĩ bàn”. Không thể nghĩ bàn là bàn nghĩ không thể. Bàn nghĩ không thể là “bàn” về cái “không thể nghĩ”. Bàn về cái không thể nghĩ là không bàn nghĩ gì hết. Không bàn nghĩ là “không thể nghĩ bàn”. Không thể nghĩ bàn là “Bất khả tư nghì”. Bất khả tư nghì là bất cần suy nghĩ (nhấn mạnh)… Chỗ này thì chắc chắn thầy phải đi hỏi thầy của thầy rồi. Thôi, con đi nhé!...

Híc, mọi người xúm quanh. Chắc rất khó chịu khi thấy mình lếu láo, tếu táo, ngang ngạnh như thế. Ha ha, vui là sư không nói gì. Chọc ghẹo chút cho cuộc đời thêm thi vị đấy mà. Đừng “nghĩ bàn”. Được bữa cười nắc nẻ!..
PT

No comments :

Post a Comment

Định dạng nhanh toàn Blog

Bản quyền thuộc Người lính Việt,Blogger-@2014-Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024,tỉ lệ 100-125%.

Trang chủ | About Me | Chuyên trang video quân đội | Chuyên trang người lính với cộng đồng | Liên hệ