Đạo đức của mỗi con người là nền tảng cấu thành xã hội an lành, hạnh phúc. Và không ai phủ nhận đạo giáo có tác dụng như chất xúc tác tích cực, thậm chí có thể nói là chính yếu đến đạo lí của mỗi con người trong một cộng đồng người, một xã hội, một quốc gia, hay toàn cầu. Ý thức được điều đó, tin hay không tin, có sùng đạo hay không thì các nhà lãnh đạo thời nào, chế độ nào từ xưa đến nay đều chấp nhận giá trị đích thực của đạo giáo và có chính sách rất rõ ràng. Khuyến khích, tôn trọng, tạo điều kiện cho giáo lí được lan toả một cách tích cực vì hạnh phúc con người (không kể trường hợp nhà lãnh đạo có ý đồ sử dụng tín ngưỡng, tôn giáo như thứ công cụ nhằm phục vụ mục đích thâu tóm quyền lực).
Nhu cầu tinh thần và tâm linh của con người vốn tự tính. Sự ra đời, tồn tại của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo nhằm giải quyết nhu cầu đó với tư cách làm chỗ dựa tinh thần, giảm bớt khổ đau, khơi gợi và hướng con người hướng thiện.
Việt Nam trải trăm năm đô hộ, áp bức, chiến tranh, đói nghèo. Giờ hoà bình rồi, độc lập rồi... Chúng ta bắt tay vào tái thiết đất nước, xây dựng và phát triển xã hội, con người cho được phúc lạc, thịnh vượng. Chúng ta toàn quyền quyết định hướng đi của mình. Trong đó, các nhà lãnh đạo giữ vai trò cầm lái, các lực lượng tri thức đóng vai trò nguồn năng lượng, số còn lại là thành vách. Thiếu một trong ba yếu tố, con thuyền không còn là con thuyền. Thú vị ở chỗ, những cá thể cấu thành từng yếu tố hoàn toàn hoán đổi vị trí cho nhau được, vì mục đích đưa con thuyền vượt đại dương, lũ lốc cập bến bờ hạnh phúc nhanh nhất, ít tốn kém nhất, an toàn nhất.
Tâm linh (hiểu theo nghĩa rộng và không bao hàm mê tín tà kiến) giống như thức ăn của con thuyền. Thứ thức ăn thiết yếu, tồn tại song song tất nhiên cùng con thuyền. Không ai sinh ra nó, nó sinh ra không cho riêng ai. Chiếm giữ nó không được mà vứt bỏ không xong. Nó vô hình vô tướng, nên không ai chủ nó cả. Nó không bắt ai ăn nó, cũng không không cho ai ăn nó. Có điều, không ăn thì thiếu chất dinh dưỡng, mất khả năng, yểu mạng và đoản thọ. Ăn hay không tuỳ. Ăn nhiều hay ít tuỳ. Ăn vô tình hay cố ý cũng tuỳ. Đã ăn, đã biết ăn thì tất nhiên phải có phương cách để ăn.
Tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo là thực thể hữu hình chứa đựng vô số cách thức, phương pháp cho con người ăn tâm linh nhưng nhất thiết không phải là tâm linh. Đức chúa Giesu nói về nước Chúa Trời, nhưng bản thân Ngài và thánh kinh không phải nước Chúa Trời. Đức phật Thích Ca Mâu Ni nói về Niết Bàn, cõi bất sinh bất diệt, nhưng bản thân Ngài và kinh phật không phải cõi đó. Mà trong các cõi ấy có các Ngài. Ai muốn đến và đến được với các Ngài cũng chính là đến được các cõi đó. Không thích đến thì thôi, không bắt. Nếu bắt được thì hạnh phúc cho loài người biết bao! Họ đã bắt tất cả đến nơi ấy. Cũng không cho được, nếu cho được thì cho mỗi người một chỗ từ lâu rồi, đâu cần bày ra muôn pháp làm chi.
Và thế, tín ngưỡng, tôn giáo là sản phẩm của con người, có ý nghĩa như phương tiện giúp con người sử dụng trên con đường tầm cầu tâm linh.
Không bàn đến các cõi vô hình phúc lạc, an lành triền miên vĩnh hằng. Cứ xét hiện tại trước. Dễ dàng nhận thấy rõ rằng, tâm linh giữ vai trò hết sức quan trọng đối với loài người. Nó như nguồn năng lượng vô song, bất diệt. Các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo với tư cách là cầu nối giữa con người và tâm linh cũng mang một nguồn năng lượng kinh người. Nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng con, không liên quan đến nguồn năng lượng mẹ. Do đó, nó được sử dụng ra sao, như thế nào, mục đích gì hoàn toàn phụ thuộc vào chính tổ chức và từng phần tử trong tổ chức ấy. Nguồn năng lượng con chỉ có hai nhiệm vụ. Một, hướng từng con người sống cuộc đời hưởng an phú, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc mà yêu cầu chính để trao đổi là phải sống thiện. Hai, giúp chủ nhân của nó đến và hoà nhập với mẹ nó. Và nó muốn hoàn thành một trong hai hay cả hai nhiệm vụ ấy, bắt buộc phải nhờ đến ý chí của con người. Vì thế mới lắm chuyện, vì thế mới rắc rối.
Tín ngưỡng, tôn giáo về bản chất chỉ phục vụ tâm linh. Các vị được coi là giáo chủ nói ra các pháp cũng chỉ nhằm mục đích trợ duyên cho con người chứng ngộ tâm linh chứ chẳng có ý gì thêm. Chứng ngộ tâm linh là chứng ngộ cái gì? Hiểu một cách khái quát và đơn giản. Thứ nhất là những quy luật phát triển xã hội loài người thuộc phạm trù đạo đức, theo hướng hướng thiện, hướng tới toàn mĩ, tiện lợi, hạnh phúc một cách tự nhiên, tự giác. Hai là bản chất tâm linh, sống hoà hợp hay an trụ cùng nó, gần như tách biệt với thế giới loài người, nhưng không phải không dòm ngó gì đến cuộc sống nhân loại. Điều này, không thể lí giải bằng ngôn ngữ, các giác quan cũng như các phương tiện khoa học tân tiến, vì nó vô hình vô tướng, chỉ có thể chứng nghiệm chứ không thể thực nghiệm.
Dù muốn hay không, dù tin hay không, mọi người đều chấp nhận giá trị thực tiễn, sức mạnh to lớn của tín ngưỡng, tôn giáo trong việc thúc đẩy nhân loại tiến tới chứng ngộ cái thứ nhất của tâm linh. Về mặt lí thuyết, có thể tiêu diệt hoàn toàn một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo nào đó, nhưng không thể tiêu diệt tâm linh. Bởi vì, tiêu diệt tâm linh đồng nghĩa với tiêu diệt đạo đức tốt đẹp, bản chất thiện của con người sẵn trong nó. Nếu mất phần này, thì chữ “người” trong cụm từ “con người” bị chết, cho dù trí thông minh có siêu việt đến đâu đi chăng nữa. Cùng lắm, cũng chỉ coi là rôbôt toàn năng. Hơn nữa, không cách nào tiêu diệt tâm linh được, trừ khi có quyền năng của tạo hóa.
Hình thái tín ngưỡng, tôn giáo bất kì đều lấy chữ thiện làm đầu, dạy con người thực hành thiện thể hiện ở hệ thống giáo lí hay tuyên ngôn hoặc đức hạnh của các bậc giáo chủ. Còn việc thêm vào cái gì, bỏ ra cái gì, áp dụng như thế nào... tuỳ thuộc từng hoàn cảnh cụ thể, giai đoạn lịch sử, từng xã hội, từng cộng đồng với mỗi tín ngưỡng, tôn giáo. Chung quy lại, nếu muốn tồn tại thì không được xa rời chữ thiện, chữ tâm.
Bài viết không có ý bênh vực, phục vụ, bài trừ, chê bai, lên án bất cứ ai. Chỉ mong muốn phác thảo, bày tỏ sự thực mang tính khái quát ở mức nhận thức sơ đẳng, quần chúng về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo điều kiện phát triển là đúng hướng. Nhưng thế mới chỉ là bước đầu thôi. Vấn đề cốt lõi ở chỗ, cần nhanh chóng làm chủ, chứ không phải làm nô lệ cho tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Nếu không, các điều kiện phát triển mở rộng vô tình biến thành bình địa.
Như đã trình bày, tín ngưỡng, tôn giáo hoạt động với mục đích gì, như thế nào, phụ thuộc hoàn toàn vào tổ chức, các phần tử trong đó. Vì thế, người ta sẵn sàng biến chúng thành trận địa, pháo đài, thành trì, mồ chôn, nhằm phục vụ lợi ích cá nhân hay tổ chức bất kì - điều rất nhạy cảm.
1. Thoát khỏi bị ràng buộc hình thức dẫn đến mê lầm, hành theo một cách mù quáng.
Nhiều người lợi dụng chiêu bài tín ngưỡng, tôn giáo làm mưa làm gió, làm khổ, tốn kém của cải của nhân dân, chia rẽ mối đoàn kết, làm lu mờ lí trí... Phải gan tày trời, phải gan to mật lớn hơn cả Đức Phật mới dám nhân danh xứ giả Ngài, nhân danh chư vị bồ tát, để kêu gọi hô hào, thúc giục quần chúng chia rẽ, chống đối, bài trừ, căm thù, lật đổ nhau. Đừng tưởng cứ trọc đầu, mặc y, đêm ngày kinh kệ là diệt hết tham sân si. Đừng tưởng rằng, thịt da hồng hào phốp pháp, dáng đi trầm mặc, mắt lim dim, miệng nói toàn lời hoa mĩ, nghi lễ hoành tráng, thuộc làu kinh sách là chứng đắc. Sự chứng đắc là không có gì để chứng cả. Chứng cái tâm tham sân si, thì chứng làm gì? Cái tâm đó, chẳng phải cả thế giới đang ao ước tiêu diệt đó sao? Chứng đạo? Làm gì có đạo mà chứng, bất cứ đạo nào chứng được đều không phải đạo. Bởi lẽ, đạo là đời, đời là đạo. Chỉ có thể nói, hợp đạo hợp đời mà thôi.
Đất nước bị giặc cuớp phản loạn, thì phải ra trận, ấy là hợp đạo. Hoà bình rồi, lo xây dựng ấm no hạnh phúc, cái gì sai sửa cho đúng cho phù hợp. Sửa không được, tất nhiên phải thay. Cái gì yếu làm cho mạnh theo lẽ toàn mĩ... ấy là hợp đạo. Sao dám kêu gọi người ta, huy động của cải, khuấy động, dẫn dắt nhân dân để nói xấu, bêu rếu nhau? Sao dám đòi lật lại lịch sử, đòi chia cắt dải đất hình chữ S nói cùng một thứ tiếng, uống cùng một dòng nước, chung một dòng máu? Sao dám lộng ngôn phát biểu, hình thành nhiều phe phái để đấu đá, tiêu diệt nhau trong cùng cộng đồng? Người ta đang muốn cả thế giới nói chung một thứ tiếng đấy mà. Rõ ngược đời, trái đạo.
Cam đoan, nếu chúa Jesus kêu các con chiên ủng hộ thành lập một nhà nước dưới quyền lãnh đạo của Ngài cùng vài đệ tử thân cận. Thì với 80% dân số nước Mĩ, dù Nhà Trắng có lệnh phát nổ toàn bộ số năng lượng nguyên tử cũng chẳng giữ nổi một viên gạch. Cũng như thế với Phật Thích Ca ở những quốc gia theo đạo Phật, chẳng có nhà nước nào chống cự nổi. Mohamed, Ala... cũng tương tự. Tại sao các Ngài không làm thế, thậm chí không có một ngôi nhà riêng để trú ngụ? Vì như thế là ma, quỷ và chỉ cần các Ngài khởi niệm ấy đã chẳng ai thèm làm đệ tử cả. Nhưng những người theo con đường giác ngộ và giải thoát thì khác.
Giác ngộ cái gì? Giác ngộ cái thật cái giả nơi bản thân mình, thấy rõ chúng như ban ngày ấy, chứ không phải đi xin của người khác, xin không được thì chộm, chộm không được thì chiếm đoạt. Giải thoát cái gì? Giải thoát khỏi sự bó buộc của những thứ giả tạo tạm bợ, không bị chúng hành hạ khổ đau trong đầu óc và tâm hồn. Chư phật, bồ tát chỉ làm mỗi việc ấy cho chúng sinh, còn con người thì ngược lại. Gỡ không gỡ, lại gieo vào. Giúp người ta giác không giúp, lại dẫn lối lầm mê. Giúp người ta giải thoát không giúp, lại thắt chặt thêm.
Đồng ý là họ có học, có tu và cái tu cái học ấy có phục vụ cái hành nhưng hành ngược. Dám chắc, trong đầu, trong tâm họ chất ngất suy nghĩ mưu mẹo, hận thù đau khổ và chẳng cần đến khi chết mới bị đày đoạ nơi địa ngục. Đang sống trong địa ngục trần gian đấy thôi.
Tất thảy những gì thấy được bằng hình tướng (chùa to, đền lớn, tăng ni, tượng phật, kinh sách...) chỉ có ý nghĩa hỗ trợ, không phải cứu cánh, không phải phật, cũng không phải tâm linh. Đừng có ỷ y vào đấy mà theo người bỏ ta, theo vật quên mình... Không phải cứ quy y tam bảo, cúng tế thật nhiều, cầu thật lắm, lễ vật thật to là được ban hạnh phúc.
Thông điệp Đức Phật để lại, hành là chính yếu. Hành cái gì được cái ấy. Ban phát tình thương được tình thương, ban phát tai hoạ nhận tai hoạ... Nhất thiết không phải cứ theo đạo Phật là được quả phật.
“Phật tại tâm” là một vị phật riêng tại mỗi người và cũng giống phật khác. Phật không ngoại tâm bất kì người nào. Chớ coi phật ở trong chùa, tượng, trong hình tướng nhà sư, kinh sách... hay tất cả các hình tướng tạo thành đạo phật. Phật nào tuyên thuyết chỉ ở trong những chỗ đó là ma, chứ không phải phật. Và bất cứ ai bắt người ta tin như thế, nếu không là ma cũng là mê. Đạo phật (bản chất thật) giống như phương tiện giúp con người chứng ngộ phật tại mình, chứ không phải chứng ngộ những thứ cấu thành hình thức gọi là đạo. Chứng ngộ những thứ ấy, sẽ thành gì? Thành những thứ ấy, thành người khác, không hơn. Khi nào làm chủ mọi suy nghĩ, cảm xúc, hành động của mình, khi ấy giác ngộ. Khi nào xả thân hi sinh cho người khác, không đòi hỏi bất kì điều gì, khi ấy là bồ tát, là phật sống. Khi nào hạnh phúc sâu thẳm bên trong và vô điều kiện, khi ấy nhập Niết Bàn.
Các bậc giác ngộ, chân sư, thiện tri thức chẳng bao giờ thuyết pháp với ý đồ bắt người phải theo, chỉ theo họ, làm theo những gì họ đặt để mới giác ngộ. Họ chỉ chỉ bày cách để con người tự nhìn thấy, tìm thấy phật nơi chính mỗi người, chứ không phải nhận ra phật nơi họ. Hễ ai bắt như vậy, rồi đòi này đòi nọ là cái tôi, tham vọng lớn ghê gớm và thật kinh tởm. Thế thì, đến giác còn chưa có nữa là. Sao cứ lệ thuộc họ?
Phần 2: Thoát khỏi mê tín, tà kiến
03/10/2006
PT
|
cam on bai ban poste rat hay
ReplyDelete