21.4.08

Thăng Long - Hoàng Hạc


Thăng Long - Hoàng Hạc
(Thân tặng: Nhuyễn Nhuyễn Phục Quang)

Nhờ thoáng gió mùa, mùa mướt mướt
Cậy bóng sương trời, trời hư hư
Vụt ảnh Thăng Long(1) xưa xưa chốn
Cất lầu Hoàng Hạc(2) tại tại đây.

Duyên ngay nặng tình, cùng cùng xiết
Bén thẳng mối tơ, sóng sóng vào
Kiếp (đã) truyền nợ, lại lại vay vay
Trước tâm duyên, đành đành mượn mượn.

Tháp Bút (3) – Nghiên Đài (4), nhắn đợi đợi
Hương Tích (5) – Xứ Lụa(6), nhủ nhanh nhanh
Chân dung Chợ Đêm,(7) hoạ hoạ kí
Tâm diện Hoàn Kiếm,8 thoả thoả nâng.


Nhịp chân vòng bờ, biếc biếc xanh
Thiền bước quanh hồ, dâng dâng nước
C
ảnh Minh Quân,(9) – Kiếm Thần(10) hội hội
Không Lưu Linh,(11) – Bạch Ngọc(12)
trà trà.

Kỉ nguyên đề thơ, mừng bạn bạn
Niệm lời lư
u biệt, hướng tây tây
Trong ưu hoa, sương mờ mờ khói
Đêm tặng mây, rơi nhớ nhớ đầy.

Nhập xuất hình bóng, vương vương vấn
Trụ thành sắc thanh, sướng sướng vui
Bình minh Đông – Tây, đều ấm ấm
Yên trí Bắc – Nam, thảy như như.

Hà Tây, ngày 20/11/2007
Lâm Kiến Nhật


Ct:
1/ Thăng Long (rồng bay), tương truyền vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) thấy rồng vàng bay lượn nên liền lập chiếu rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) và đặt danh hiệu là Thăng Long. Trong việc dời đô vô cùng sáng suốt này, cần ghi nhớ công lao to lớn của thiền sư Vạn Hạnh (phong hiệu, Hộ Quốc Pháp Sư). Từ đó, trở thành kinh thành (thủ đô) Việt Nam thời phong kiến (nay là thủ đô Hà Nội).
2/ Lầu Hoàng Hạc, một địa danh nổi tiếng của Giang Tô – Trung Quốc.
3/ Tháp Bút, ngọn tháp hình cây bút trước đền Ngọc Sơn – hồ Gươm.
4/ Nghiên Đài, đồ dùng đựng mực của người xưa. Vào một thời điểm nhất định nào đó, khi ánh nắng chiếu thì bóng của đầu bút chạm trúng nghiên mực.
5/ Hương Tích, Chùa Hương - thánh địa Phật Giáo ở Hà Tây.
6/ Xứ Lụa, quê lụa lừng lẫy Hà Đông – Hà Tây. Chỉ Hà Đông.
7/ Chợ Đêm, chợ mở vào buổi đêm tại khu phố cổ Hà Nội.
8/ Hoàn Kiếm, chỉ hồ Gươm – Hà Nội.
9/ Minh Quân, chỉ vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) được trao kiếm thần, hội nghĩa tụ quân, đập tan đô hộ. Sau đó trả kiếm báu cho rùa vàng tại hồ Gươm.
  10/ Gươm báu của vua Lê Thái Tổ.
  11/ Lưu Linh, một người uống rượu không biết say. Ý chỉ rượu.
 12/ Bạch Ngọc, loại ly uống trà. Ý chỉ trà.
 

Pure thân yêu! Entry này, PT viết riêng tặng Pure đó. Đi Sapa - lạnh lắm đấy, gió mùa mờ. Đấy là PT nói cái lạnh vật lí thôi, còn “không phải vật lí” thì ấm cúng quá rồi còn giề nhể.

Bài thơ này, chắc PR hiểu được đúng không, vì PT đặc tả toàn bộ khung cảnh (gồm nội tâm và ngoại cảnh) lúc mình gặp nhau mà.

Lầu Hoàng Hạc, địa danh rất đẹp và gắn với nhiều điển tích, giai thoại của các đấng trượng phu thời Đường và là tác phẩm của Thôi Hiệu. Tương truyền năm xưa, khi Lý Bạch ngang đây, thấy cảnh hữu tình nên định đề thơ tả cảnh thì thấy bài thơ tuyệt diệu của Thôi Hiệu sẵn có đã nói hết rồi, đành thôi. Sau đó, thánh thơ Lý Bạch có làm một bài thơ tiễn bạn tại đây và tiếng tăm bài thơ cùng tình thâm giao của họ lừng lẫy vọng vang mãi tới tận bây giờ.

PR thân yêu! PT muốn khẳng định với PR (hay cùng mọi người) rằng, Việt Nam chẳng kém cạnh gì họ hết, cả cảnh, cả người, cả khí chất và tâm tình người Việt nữa. Họ có chim hạc vàng cất cánh thì ta có rồng thiêng bay lượn. Họ có vua rượu thì ta có bậc vua anh minh. Họ có chén ngọc thì ta có gươm thần. Họ cập bến Hán Dương thì ta hội Chợ Đêm phố cổ. Họ có bờ Anh Vũ thì ta có bờ hồ Hoàn Kiếm, và khói sương hoa mây… mình cũng có tuốt. Tỉ mẩn mà so sánh thì ta hơn hẳn họ đấy PR nhỉ. Họ có Lý Bạch với Mạnh Hạo Nhiên thì ta có Phú Tuệ với Phục Quang đấy thôi, (ke ke ke, khiếp quá). Thơ của PT (Việt Nam) có thể kém thánh thơ Lý Bạch (Trung Hoa) nhưng cảnh sắc huyền diệu, tố chất trượng phu chẳng đặng thua phần. PT dẫn bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Lăng Quảng của Lý Bạch cùng 2 bản dịch (có nhiều bản dịch rất hay nhưng PT thích bản của Hoàng Chương và của cụ Ngô Tất Tố, vì chỉ chính xác cảnh và dễ hiểu hơn) để tiện đối chiếu.

Bản Hoàng Hạc Lâu Hán-Việt (Thôi Hiệu)

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư
Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tái không du du.

Tình xuyên lịch lịch
Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ
châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Bản Việt dịch Hoàng Hạc Lâu (Vũ Hoàng Chương)

Xưa cánh hạc bay vút bóng người
Nay Lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc, bay bay mãi
Trắng một mầu mây, vạn vạn đời

Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống, đâu quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!


Bản Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Lăng Quảng Hán – Việt (Lý Bạch)

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.


Bản Việt dịch của cụ Ngô Tất Tố

Bạn cũ rời tây Hoàng Hạc lâu,
Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu
Buồm đơn, bóng lẫn vào mây biếc,
Chỉ thấy Trường Giang xuôi mãi đâu...


Hồi lớp 10, PT bình giảng bài thơ của Lý Bạch được 10 điểm tuyệt đối. Hic... hic... mãi tới hơn chục năm sau mới có cơ "phục phản". Cũng là nhờ PR đấy!
Đấy, cứ ngẫm thì biết. Còn tình người Việt hay “đẳng cấp” trượng phu thì mình sum họp từ xa nghìn dặm, họ ngược lại. Họ đứt duyên còn ta thì hội duyên. Lý Bạch tiễn Hạo Nhiên đi Quảng Lăng từ hướng tây thì PT tiễn PR đi Sapa và cũng từ hướng tây và lên Tây Bắc. Nỗi niềm của Lý Bạch thì PT cũng có kém đâu nhờ.

Mạnh Hạo Nhiên có thể không thể biết được tình của Lý Bạch và PR cũng không thể biết được tình của PT. Nhưng rõ ràng, tình của PT và Lý Bạch đối với 1 người bạn là ngang nhau. PR từ miền Nam ra Hà Nội và đợi ở chân Tháp Bút, PT từ Hà Đông tới. Vừa dừng xe đã nhận ra nhau ngay rồi (dù chưa gặp mặt). PT định dơ tay vẫy thì PR nhổm dậy lao tới, vô tư cười nói vẻ vang cứ như thể đã quen biết và thân thiết với nhau từ đởi từ đời nào rồi ấy. PR tỏ bày rất nhiều, PT nhiếp tâm nuốt từng lời tâm sự, cảm thấu cả những cái vô hình mà PR chưa thể biết hết. PT biết về PR nhiều hơn cả những gì PR ngỏ ý đấy nhé, chỉ là không nói ra mà thôi (từ từ sẽ biết). PT thích nhìn mắt của PR khi PR nhìn xuôi (giống lúc ngồi vẽ chân dung ấy) và thích nhìn môi PR khi PR nói chuyện. (Chẳng có ý gì sất, chỉ là vì kiểu của PT như thế ấy mà).

Bài thơ này không đơn thuần là tả cảnh hay nói nên tâm hồn người Việt, còn ẩn chứa rất nhiều điều khác nữa. PR khám phá nhé. Một gợi ý nho nhỏ là, tự trong mỗi khổ thơ khi đọc theo chiều dọc đều có nghĩa sâu lắng tựa ý thiền định.

PT cám ơn PR rất nhiều vì nhờ PRPT viết được một bài thơ biểu dương hình ảnh, tinh thần, tình cảm, tâm hồn Việt Nam rất đẹp! Và… cái nữa thì không thể nói được ở đây nhưng có trong thơ.



Hà Tây, ngày 20/11/2007

Lâm Kiến Nhật

1 comment :

  1. Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
    Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
    Mình Lục Lang đứng bơ vơ
    Trong chiều tắt nắng ngóng trời xa xa...

    ReplyDelete

Định dạng nhanh toàn Blog

Bản quyền thuộc Người lính Việt,Blogger-@2014-Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024,tỉ lệ 100-125%.

Trang chủ | About Me | Chuyên trang video quân đội | Chuyên trang người lính với cộng đồng | Liên hệ