7.4.11

Nhật kí Duy Chính Niệm - Hành trang vào đời



Cuộc sống sinh viên dường như đã dần làm thay đổi con, hay là cuộc sống (của con) từ nhỏ nó cứ trải qua êm đềm cùng với bạn bè trang lứa.

Cuộc sống sinh viên làm con phải suy nghĩ, tính toán nhiều hơn, chuyện tiền nong, chuyện bạn bè, phải cảnh giác vì ở xa nhà!

Cuộc sống thật là phức tạp, chẳng lẽ con người cứ phải đề phòng nhau?


Con cảm thấy tâm hồn mình hẹp dần đi, những cảm xúc bực tức bất đầu xuất hiện nhiều, nhiều tính toán trong cuộc sống.

***

Trước khi gặp anh Q, con là người láu ta láu táu, vui tính và đặc biệt có tật nói lắp. Nhưng đặc tính của con là không cãi nhau, không thích to tiếng và hình như con chưa bao giờ tức giận một cái gì đấy, cũng chưa bao giờ ghét ai thật sự. Chính những điều ấy làm con vô tư.

Con thường có suy nghĩ, con sẽ làm cho tất cả mọi người vui, vì con biết cách làm trò cười, mặc kệ người khác nghĩ gì, chỉ cần mình biết mình là đủ.

Những người nói chuyện với con, họ rất thoải mái, vì được cười nhiều mà, nên con được rất nhiều bạn bè quý!

Anh Q là bạn thân của anh trai con, con đã biết anh Q từ lâu, con rất tôn trọng anh, vì cách sống của anh thực sự con phải học hỏi, nhưng (cũng) thi thoảng mới gặp anh thôi.

Mãi đến năm ngoái (2006), con hay đi uống nước với anh, vì con đỗ Cao đẳng và học tại Hà Nội, anh Q làm ở Hà Nội.

Những bài tập đầu tiên anh nói với con là tập quan sát đi đường. Ví dụ: Thấy đèn đỏ thì dừng lại và một số cái khác nữa. Con cũng làm theo.

Con rất tôn trọng anh Q nên mọi điều anh nói, con thấy là đúng và con cứ làm theo thôi, mà không bàn cãi đúng sai.

Con thực hiện rất tốt, cứ thấy đèn đỏ là dừng lại, mặc cho bạn bè cùng đi vượt, tự dưng trong con có cái nguyên tắc gì đó. Sau khoảng thời gian ba tháng, thì đột ngột con được tiếp nhận về vấn đề nội tâm.

Những ngày đầu tiên đi uống nước cùng anh Q, nghe anh Q và anh Hải (Duy Hải) nói chuyện về Phật giáo. Mấy hôm đầu, con chẳng hiểu gì hết, nhưng con nghe không thấy chán. Sau một vài lần đi, anh Q bắt đầu chỉ dạy cách. Đầu tiên, anh giảng giải, con có thấy hiểu phần nào đó.

Điều đầu tiên ảnh hưởng đến con là sự nhận thức về tâm và ma tâm. Con coi những suy nghĩ và cảm xúc (của mình) là ma tâm và tập nhìn (quan sát) những thứ (suy nghĩ trong đầu óc và cảm xúc trên thân thể) nổi lên đó.

Những lần đi nói chuyện, con cũng không có thắc mắc, con chỉ thấy những gì anh nói hay hay và con thử đi tìm con là ai và đi tìm tâm mình?

Thời gian đầu con tập khoảng độ nửa tháng, tự dưng trong con có sự thay đổi. Thể hiện rõ (ở) một số ham muốn như con có đánh lô đề, nhưng sơ sơ thôi, (thì) con cũng đã bỏ. Con ít nói lăng lung tung, không còn nói lắp (bỏ được nói lắp), trầm tính hơn. Trong đầu óc thấy thoải mái và đặc biệt, tự dưng con rất thích đi chùa và ngắm cảnh vật. Vì sao? Con thấy tâm bình yên. Con thấy sự nhận thức sự việc sâu hơn, tập trung (được) vào một vấn đề (đang diễn ra). Ví dụ: Có thể nghe người khác tâm sự hàng giờ mà không chán. Con tự dưng thấy mình lớn hẳn lên.

Tình yêu đến với con cũng chính từ lần con thay đổi. Không hiểu sao, con thấu hiểu được người khác, biết cách chia sẻ và an ủi.

Quãng thời gian ở bên người yêu là khoảng con chững lại (thực hành quan sát suy nghĩ và cảm xúc). Vì trước khi có người yêu, con có trạng thái bình yên, không có sự ham muốn nào rõ rệt cả.

Con thực sự thấy rằng, khi ở bên người yêu, tâm sinh diệt được thoải mái hoành hành, đặc biệt là cảm xúc – nó nổi lên rất nhiều. Trong thời gian đó, anh Q vẫn luôn nhắc con là phải nhìn (quan sát) suy nghĩ và cảm xúc, không được quên.

Không hiểu tại sao, tự dưng trong con có sự phản kháng với những lời nói của anh Q, con không muốn nghe gì hết?

Con bị chững lại (thực hành quan sát suy nghĩ và cảm xúc) khoảng ba tháng. Hiện giờ, hai người không còn gặp nhau thường xuyên nữa vì cô ấy về quê xin việc. Thời gian đầu, con rất buồn, chẳng muốn làm gì cả. Con cảm thấy con cứ tụt dần (khả năng quan sát, kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc), chỉ muốn đến với người yêu thôi.

Trong thời gian này, cũng chính là lúc con mới thực sự quan sát kĩ mình hơn. Những điều anh Q giảng cho con nghe, con hiểu gần hết. Con tự dưng trầm hẳn đi, thậm chí, cả ngày không nói câu nào, trừ khi ai hỏi chuyện. Con rất thích yên tĩnh - sự thay đổi này, mọi người đều thấy cả. Con rất thích sự yên tĩnh!

Bước ngoặt thay đổi nữa là khi con chuyển xóm trọ, gần với anh Q, thời gian tu tập (thực hành quan sát suy nghĩ và cảm xúc) nhiều. Con chẳng muốn đi đâu cả!

Cũng chính trong thời gian này, (con mới đọc) cuốn sách đầu tiên của thầy viết, mặc dù con vẫn nghe anh Q (thường) nhắc đến thầy. Cuốn sách đầu tiên con đọc của thầy là cuốn Hành trang vào đời. Một số bài con tâm đắc là: “Ái tình, Khi con giận, Cái giếng đời con.” Những bài này sát với con nhất!

Trong thời gian này, con đang nhuần nhuyễn quan sát suy nghĩ và cảm xúc, con chỉ thấy rõ ràng nhất là (những lúc) nhớ về người yêu thôi.
Những bài của thầy viết, con hiểu nhưng chỉ hiểu theo nghĩa đen thôi, vì con đã thấy những gì ẩn dấu trong mỗi bài đâu. Con thấy hình như bài nào cũng thấy có quan sát và tỉnh thức.

Nhưng khi anh Q hỏi con về những vấn đề quan sát hay tỉnh thức, không hiểu sao, con không sao nhớ nổi, mặc dù đọc rất nhiều lần rồi!

Thực chất những vấn đề về nội tâm, nếu không trải nghiệm mà thấy thì không bao giờ nói được cả, nếu hiểu thôi thì cũng không nói được.

Sau một vài lần đi hội thảo cùng các anh chị ở Hà Nội, con nhận ra rất rõ những điều rắc rối trong nội tâm dần dần được mở ra. Con bắt đầu phân định (được) đâu là tâm sinh diệt, đâu là tâm tĩnh lặng.

Tự dưng con chẳng thấy cái tâm nào cả, từ trước đến giờ, con toàn bị dùng pháp do anh Q xoay thôi.

Và con thấy, chỉ có những gì mình chứng nghiệm (trải nghiệm, chứng kiến) thì mới thấy (hiểu rõ) được và nói được. Nếu không ở trạng thái (thấy rõ) đó thì không bao giờ nói được cả. Mọi điều sáng tỏ đều do quan sát.

Hiện tại, con đã hoàn toàn thay đổi cả bên ngoài và bên trong nội tâm!

No comments :

Post a Comment

Định dạng nhanh toàn Blog

Bản quyền thuộc Người lính Việt,Blogger-@2014-Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024,tỉ lệ 100-125%.

Trang chủ | About Me | Chuyên trang video quân đội | Chuyên trang người lính với cộng đồng | Liên hệ