P/s: Liệu pháp này, thực ra, y học dân gian Việt Nam đã áp dụng từ lâu, không những cho ung thư, mà còn nhiều loại bệnh, bây giờ có thể gọi là liệu pháp sinh học. Sự khác biệt của y học dân gian trong liệu pháp này tuỳ vào kinh nghiệm, khả năng của thầy thuốc, tuy nhiên, có các đặc điểm chung cơ bản là: Đưa một loại dược liệu không có độc tính (hoặc độc tính thấp hay đã được làm giảm không gây hại cho cơ thể), có tính chất bào mòn, "ăn thịt" tế bào ung thư vào ổ bệnh (việc đưa thuốc đúng vào ổ bệnh (gọi là quy kinh) cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm, khả năng của thầy thuốc và tính chất dược liệu được dùng với từng loại ung thư, cách thức bào chế), hoặc tạo ra "vùng chết" của các tế bào ung thư (môi trường mà tế bào ung thư không thể sống, nhưng tế bào lành vẫn sống, vì chính các tế bào lành sẽ tạo ra "vùng chết" này).
Các dược liệu này làm nhiệm vụ tăng cường khả năng "ăn thịt" các tế bào ung thư của bạch cầu (hệ thống miễn dịch), sử dụng các tế bào lành tạo ra "vùng chết" của tế bào ung thư, hoặc trực tiếp bào mòn, huỷ hoại tế bào ung thư, hay kết hợp cả ba yếu tố cùng lúc, mà không hề ảnh hưởng đến tế bào lành xung quanh ổ bệnh hay cơ quan liên quan trong cơ thể.
Các dược liệu này làm nhiệm vụ tăng cường khả năng "ăn thịt" các tế bào ung thư của bạch cầu (hệ thống miễn dịch), sử dụng các tế bào lành tạo ra "vùng chết" của tế bào ung thư, hoặc trực tiếp bào mòn, huỷ hoại tế bào ung thư, hay kết hợp cả ba yếu tố cùng lúc, mà không hề ảnh hưởng đến tế bào lành xung quanh ổ bệnh hay cơ quan liên quan trong cơ thể.
Các tế bào ung thư bị giết chết hoặc bị "ăn thịt" (chủng chất bào mòn, huỷ hoại hoặc bạch cầu sau khi "ăn thịt" tế bào ung thư cũng chết) sẽ tự động đào thải ra ngoài qua hệ bài tiết hay thực quản (do đó, nếu ổ bệnh ung thư ở các vị trí có đường thoát ra ngoài (đào thải), thì điều trị nhanh, dễ và tỉ lệ thành công cao hơn). Đồng thời trong cùng liệu pháp, y học dân gian chú ý đến việc phục hồi, bảo vệ các tế bào máu lành, phục hồi, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của các cơ quan, tổ chức trong cơ thể và ổn định tinh thần. Ngoài ra, có thầy thuốc kết hợp thêm trong liệu pháp này phương thức "bỏ đói" tế bào ung thư. Tức là làm cho nó không có nguồn dưỡng chất phát triển, yếu dần đi, khiến nó dễ bị bào mòn, "ăn thịt".
Tóm lại, liệu pháp y học dân gian trong điều trị ung thư và các bệnh mạn tính hiểm nghèo nói chung, gồm ba thành phần: Tinh thần (tình trạng đầu óc người bệnh), thuốc trị bệnh, sức khoẻ (chủ yếu liên quan đến máu và khí), với tác dụng ngang ngửa nhau. Tức là, không thành phần nào hơn thành phần nào. Và một bệnh nhân ung thư bất kì (gồm loại và giai đoạn), nếu hội tụ đầy đủ ba thành phần này (tinh thần ổn định và ý chí, nghị lực sống kiên cường, hợp thuốc, khí huyết lưu thông), thì tỉ lệ vượt qua ung thư dứt điểm rất cao. Bất kể thành phần nào đạt kết quả tốt, đều có lợi cho các thành phần còn lại và ngược lại. Vì vậy, bản thân thầy thuốc trong trường hợp này, không những phải giỏi về y lí, nắm rõ dược lí, mà còn phải thông thạo tâm lí, để đủ khả năng trị cả thân và tâm bệnh cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, bệnh nhân (và phần lớn thầy thuốc trị bệnh) ung thư ở Việt Nam thường chỉ chú trọng vào thuốc hoặc kĩ thuật y học, lệ thuộc 100%, tức chỉ trị bệnh. Ít hoặc không chú ý đến hai thành phần còn lại. Ở các nước phát triển, mặc dù không lí luận, giải thích như y học giân dan, nhưng họ luôn thực hiện đầy đủ ba thành phần trên một bệnh nhân, gồm, bác sĩ chuyên khoa (thuốc hay kĩ thuật y học), chuyên gia hay bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ tâm lí. Nếu ba thành phần này gồm ba người, thì quyền hạn, chức năng và trách nhiệm đồng thời và ngang nhau đối với người bệnh (tức là bác sĩ dinh dưỡng và tâm lí đồng đẳng, tham gia trực tiếp hay phối hợp nhuần nhuyễn với bác sĩ chuyên khoa). Nếu ba thành phần này ở một người, thì quá tốt, nhưng rất ít một bác sĩ hội tụ đủ lắm.
***
Dựa trên nguyên lý virus sau khi xâm nhập cơ thể sẽ phá hủy các mô, một nhóm nhà khoa học Mỹ đã tìm ra phương pháp chữa trị bệnh ung thư xương bằng cách rất đơn giản - đó là tiêm vào cơ thể bệnh nhân một lượng cực lớn virus gây bệnh sởi đã được biến đổi đặc biệt.
Các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu và điều trị y tế Mayo cho biết họ đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng đối với bệnh nhân đầu tiên là một phụ nữ Mỹ 49 tuổi mắc bệnh đa u tủy - một dạng ung thư xương ở giai đoạn tiến triển mạnh.
Trên khắp cơ thể bệnh nhân này mọc các khối u lớn, trong đó có một khối u đường kính 3cm trên trán. Bệnh nhân trước đó đã trải qua nhiều phác đồ điều trị khác nhau, song không thành công và bệnh thường tái phát. Tuy nhiên, sau sáu tháng điều trị bằng phương pháp nói trên, bệnh nhân đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Bác sỹ chuyên khoa huyết học Stephen Russell - trưởng nhóm nghiên cứu, nêu rõ trong cả quá trình điều trị, các bác sỹ đã tiêm tổng cộng 100 tỷ con virus vào cơ thể bệnh nhân. Mỗi liều vaccine ngừa sởi chứa 10.000 virus gây bệnh.
Theo ông Russell, kết quả này là "bằng chứng rõ ràng" cho thấy các virus qua biến đổi khi được đưa vào cơ thể sẽ tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư trong khi không làm tổn thương các mô khỏe mạnh khác.
Nghiên cứu mở ra triển vọng mới trong điều trị căn bệnh đa u tủy gây chết người này. Các chuyên gia cũng đang nghiên cứu tính khả thi của phương pháp này nếu kết hợp với liệu pháp điều trị phóng xạ.
Theo các chuyên gia, phương pháp điều trị ung thư bằng cách tiêm virus vào cơ thể thực ra đã được áp dụng từ những năm 50 của thế kỷ trước và đã cứu sống hàng nghìn bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên phương pháp "lấy độc trị độc" này có hiệu quả tuyệt đối với một bệnh nhân có các tế bào ung thư phát triển nhanh.
Đa u tủy là một dạng ung thư của các tế bào huyết tương trong tủy xương, gây ra các khối u xương và u mô mềm. Trong một nghiên cứu công bố trước đó, các nhà khoa học Mexico tuyên bố có thể chữa dứt điểm căn bệnh này bằng phương pháp đưa hơi nước nóng trực tiếp vào vùng xương bị bệnh để đốt cháy các tế bào ung thư.
Ngoài Mexico, các bác sỹ ở Nhật Bản cũng sử dụng liệu pháp tương tự để chữa trị bệnh ung thư xương nhưng thay hơi nước bằng nitơ lỏng để hạ nhiệt vùng bệnh và tiêu diệt tế bào ung thư.
No comments :
Post a Comment