Quân chủng Hải quân Việt Nam được xây dựng, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần quyết chiến, dám đánh và chiến thắng, chỉ với một phân đội tàu phóng lôi nhỏ bé (3 tàu), ta đã tiến hành đánh đuổi tàu khu trục Maddox khi nó đang xâm phạm vùng biển miền Bắc Xã hội chủ nghĩa. Hải quân Nhân dân Việt Nam đã phối hợp với quân và dân miền Bắc đánh hàng trăm trận, bắn rơi hàng chục máy bay, bắn cháy và chìm hàng trăm lượt tàu chiến, tàu biệt kích. Với hơn 60 năm chiến đấu và trưởng thành, hiện nay HQNDVN đang là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền các đảo và quần đảo Trường Sa. Bước vào thời kì mới, Quân chủng Hải quân đang từng bước được xây dựng theo hướng chính quy - tinh nhuệ - hiện đại. Xu hướng mới của Quân chủng Hải quân là xây dựng đội tàu mặt nước có sức cơ động cao, hỏa lực mạnh có khả năng chiến đấu liên tục, dài ngày trên biển.
Đây là loại tàu chiến đấu mặt nước hiện đại đầu tiên của HQNDVN. Tàu có lượng giãn nước 550t, tốc độ lên đến 78km/h. Vũ khí tiến công chính của tàu là 4 tên lửa P-15M tầm bắn 80km với đầu nổ 513kg (các tàu 1241.RE) và 16 tên lửa đối hạm Kh-35E tầm bắn 130km (và lên đến 260km với phiên bản Kh-35UE tự sản xuất) với đầu đạn nổ 145kg (1241.8 Molniya). Các tàu này có khả năng phòng không khá hạn chế, chỉ với tên lửa phòng không tầm ngắn, pháo cực gần AK-630 30mm và pháo hạm 76.2mm, nhưng với tốc độ cao, số lượng tên lửa đối hạm lớn thì khi tác chiến, các biên đội tàu tên lửa Molniya chính là những thanh gươm đối hạm nguy hiểm.
Tàu hộ vệ Gepard-3.9 là đề án thiết kế tàu hộ vệ xuất khẩu 11661E Gepard được hiện đại hoá theo yêu cầu của Hải quân nhân dân Việt Nam, do Viện thiết kế ZPKB thực hiện dựa trên ý tưởng Thiết kế cơ sở chung cho cả nhóm tàu (Базовая платформа для семейства кораблей).
Đây loại tàu có lượng giãn nước 2100 tấn, được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi và các phương tiện tấn công đường không của địch, cũng như tuần tiễu hay hộ tống độc lập hoặc trong các biên đội tàu nhằm bảo vệ các tuyến vận tải biển và vùng đặc quyền kinh tế. Tàu được trang bị các loại radar hiện đại nhằm thực hiện các chức năng chỉ huy tác chiến, với tên lửa Kh-35E, tổ hợp tên lửa phòng không Palma, pháo phòng không AK-630 30mm, bãi đáp trực thăng săn ngầm Ka-27. So với cấu hình gốc, các tàu Gepard của Việt Nam có khả năng tàng hình nhẹ. Đây là loại tàu nổi mạnh nhất của HQVN vào thời điểm hiện tại. Sau một thời gian khai thác-sử dụng, phía Việt Nam kí hợp đồng đóng tiếp 2 tàu với sự tăng cường vũ khí phòng không và săn ngầm.
Tàu chiến Gepard trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam tuy rất hiện đại nhưng hệ thống phòng không và chống ngầm vẫn không đáp ứng được nhu cầu đề ra. Trước sự nồng ấm trong mối quan hệ quốc phòng với các nước phương Tây, ta đã tiến hành đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí bằng việc kí hợp đồng đóng mới 4 tàu hộ vệ SIGMA (2 tàu đóng sẵn- 2 tàu sẽ đóng theo dạng chuyển giao công nghệ). Tàu được đóng theo hình thước module.
Đây là loại tàu chiến hiện đại với lượng giãn nước toàn tải 2150t, có khả năng tàng hình, trang bị hệ thống tên lửa đối hạm Exocet nổi tiếng, hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn VL Mica, pháo hạm Oto Melara và ngư lôi MU-90. Tàu được trang bị hệ thống chỉ huy kiểm soát TACTICOS và hệ thống truyền số liệu chiến thuật LINK-Y MK2; các hệ thống tìm kiếm/đo đạc bao gồm radar đối không/hải MW08, radar mảng pha điện tử đối không SMART-S MK2, cùng các hệ thống khác được sản xuất bởi công ty Thales của Pháp.
Khi TQ lộ rõ ý đồ tiến hành sửa chữa để đưa vào vận hành với mục đích quân sự của tàu sân bay Varyag mua của Nga (mục đích bạn đầu là làm nơi giải trí). Khi ưu thế trên không bị đe dọa, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, nâng cao sức mạnh cho lực lượng Hải quân. năm 2009 chúng ta đã đặt hàng một số tàu ngầm diesel - điện Đề án 636.3MV của Nga. Đây là loại tàu ngầm hiện đại, được Hải quân Mỹ gọi là "Lỗ Đen" vì khả năng "biến mất" của nó, được cho là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng diesel và điện êm nhất trên thế giới.
Từ khi ra đời, tàu ngầm được gọi là những bóng ma dưới mặt nước. Tàu nổi đi trên mặt nước trống trải, hỏa lực từ hạm tàu địch, máy bay, tên lửa chống hạm sẽ sử dụng ưu thế số lượng để tập trung tấn công. Cho dù hệ thống phòng thủ của tàu mạnh tới đâu cũng sẽ bị đánh bại. Với sự tiến bộ của khoa học, tên lửa chống hạm ngày càng cơ động, tốc độ cao, trần bay thấp, mang đầu đạn lớn nên chỉ cần trúng 1-2 quả đạn dù không chìm thì tàu chiến cũng mất khả năng chiến đấu. Trong khi đó, để tiêu diệt tàu ngầm thật ra khó hơn rất nhiều bởi vì không phải tất cả các loại tàu chiến mặt nước đều có khả năng tác chiến săn ngầm. Hơn nữa, loại tàu ngầm Việt Nam mua còn có khả năng sử dụng họ tên lửa Klub-S với khả năng đối hạm, tầm bắn đạt đến gần 300km.
Tàu pháo TT400TP là lớp tàu pháo hiện đại đầu tiên được Việt Nam tự đóng trong nước dựa trên thiết kế sơ bộ mua từ nước ngoài. TT nghĩa là "tuần tra", 400 là lượng giãn nước tương đối của tàu và TP là "tàu pháo". Tàu TT400TP được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ các đội tàu đổ bộ và tàu hộ tống, thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên biển, tiêu diệt các mục tiêu là tàu đổ bộ và tàu hộ tống của đối phương...
Tàu TT400TP có chiều dài 54,16m, rộng 9,16m, lượng giãn nước đầy tải 480 tấn, tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động tối đa 2.500 hải lý. Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện sóng cấp 5. Tàu được trang bị pháo hạm AK-176 76.2mm, pháo phòng không AK-630, 2 bệ gá tên lửa phòng không vác vai Strela hoặc Igla và 2 súng máy hạng nặng 14.5mm. Với việc tự đóng mới tàu TT400TP dựa trên thiết kế sơ bộ của nước ngoài, chi phí đóng tàu đã giảm hơn 90% so với mua mới của nước ngoài. Đây cũng là tiền đề cho việc chúng ta sẽ tự đóng các tàu chiến thế hệ tiếp theo dựa trên thiết kế ở trong nước.
Đây là lực lượng bảo vệ bờ biển trước các cuộc tiến công bằng đường biển của quân địch. Trước đây, Việt Nam chỉ được trang bị các tổ hợp 4K51 Rubezh (tầm bắn 80km) và 4K44 Redut (tầm bắn 450km). Các tổ hợp này sử dụng tên lửa đời cũ, tuy có tầm bắn lớn nhưng trần bay cao nên dễ bị phát hiện và đánh chặn.
Để tăng cường khả năng phòng thủ, Quân chủng Hải quân đã được trang bị các tổ hợp tên lửa bờ hiện đại. Trong đó bao gồm tổ hợp K-300P Bastion-P (tầm bắn 300km), Bal-E (tầm bắn 130-260km) và rất có thể là Klub-K (tầm bắn 300km). Các tổ hợp này sử dụng tên lửa hiện đại có khả năng bay bám biển, có sức cơ động tấn công cao và tầm bắn lớn. Đây sẽ là những lá chắn bảo vệ bờ biển và các lực lượng của Hải quân trong tác chiến trên biển.
Là lực lượng không quân trực thuộc Quân chủng Hải quân, nhiệm vụ chính bao gồm: Tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt.
Hiện nay, lực lượng KQHQ có nòng cốt là Lữ đoàn Không quân Hải quân 954, được trang bị trực thăng chống ngầm Ka-28, trực thăng vận tải Mi-8/17, EC-225 Super Puma và máy bay tuần tra DHC-6 Twin Otter.
Trong tương lai dự tính ta sẽ tiến hành kí hợp đồng đóng mới hoặc chuyển giao công nghiệp đóng tàu hộ vệ hạng nặng (3000 tấn hoặc hơn), trang bị tên lửa đối không tầm trung và các hệ thống tác chiến hiện đại. Tất cả nhằm mục tiêu hiện đại hóa toàn diện Quân chủng Hải quân.
VIETNAM PEOPLE'S NAVY
The Vietnam People's Navy (VPN) was mature in the War against the US (commonly known as Vietnam War). They made their name when 3 small torpedo boats intercepted and succeeded in driving the USS Maddox (DD-731) out of North Vietnamese territorial waters on August 2nd, 1964. During the war, the VPN shot down dozens of aircrafts, sank or set on fire hundreds of warships and transport ships. After 60 years of building and strengthening, the VPN is the main force in protecting the Vietnamese territorial waters, coastal lines and islands. The VPN is being completely modernized to cope with the modern warfare. The modern force of VPN includes:
1. Project 1241 missile boats
This is the first class of modern warship of the VPN. These are high speed missile boats, with displacement up to 550 tons and speed up to 42 knots (78km/h). Each boat carries 4 P-15M anti-ship missiles (80km range and 513kg warhead, 1241.RE variant) or 16 Kh-35E sea-skimming missiles (130/260km range and 145kg warhead, 1241.8 variant). These ships only have limited anti-air capability, with 2 AK-630M 30mm CIWS, a single forward AK-176M 76.2mm naval gun and some MANPADs. But, with high speed and an arsenal of anti-ship missiles, these ships pose a great threat to the enemy during a conflict.
2. Gepard 3.9 frigates
These frigates are the most modern surface combatant of the VPN. The two frigates use a modernized variant of Project 11661E frigate with stealth capability.
Each ship has the displacement of 2100 tons. These frigates are designed to engage and destroy enemy surface ships and air threats, as well as patrol or escort other ships during combat or in the exclusive economic zone. The Gepard 3.9 frigate is armed with modern radars and tactical combat and command systems. The ship main armament is 8 Kh-35E anti-ship missles and a Ka-28 ASW helicopter. For defensive role, each ship has a forward Palma missile-gun system (an export version of the Russian Kashtan system) and 2 aft AK-630M 30mm CIWS. In 2013, Vietnam signed another deal to purchase two more ships with better ASW and anti-air capability.
3. SIGMA frigate
The Gepard 3.9 frigates are modern but has no ASW and limited anti-air capabilities. Also, the military cooperation between Vietnam and western countries are getting better over time. Therefore, Vietnam has signed another deal to purchase 4 Damen SIGMA class frigates.
With displacement up to 2150 tons, each ship is armed with 8 Exocet Block III anti-ship missiles, 12 VL MICA anti-air missiles, Oto Melara Super Rapid naval gun and MU-90 torpedos. These ships also carry the TACTICOS combat system, LINK-Y Mk2 tactical datalink, SMART-S Mk2 surveillance radar and other systems from Thales Group.
4. Project 636 submarines
In 2009, Vietnam ordered 6 modernized Project 636.3MV submarines (NATO codename: Improved Kilo). This class consists of modern diesel-electric submarines and being one of the most silent class of submarines in the world. Vietnam received and commissioned the first two subs in 2014 and will receive the remaining four in 2014 and 2015.
The Vietnamese submarines can carry the Klub-S missile system, with range up to 300km. The Vietnamese Klub-S consists of anti-ship variant and allegedly land attack variant.
5. TT-400TP gun boats
Vietnam People's Navy's engineers and designers built the TT-400TP locally, based on preliminary drawings of a foreign country with modern technology. Through this success, Z-173 shipyard has built a complete set of technical documents for TT-400TP class gun boat. The name "TT-400TP" is abbreviated by Vietnamese words: TT is Tuần Tra (Patrol), 400 is over 400 tons, TP is Tàu Pháo (gunboat). This class is built for patrol missions, protecting a flotilla, surveillance and destroy enemy landing crafts.
Each ship has 480 tons displacement, speed up to 32 knots and 2500 nautical miles range. The ship can operate in sea state 5. Each ship has a forward AK-176M naval gun, an aft AK-630M CIWS, MANPADs mount for Igla-S missles and 2 14.5mm KPVT machine gun.
The cost of each boat is reduced by 90% compared to purchase a brand new boat from another country. It also help the Vietnamese to design and build other class of warships locally.
6 Coastal missile systems
The coastal missile systems are used to defend the coastline against enemy offensive operations. In the late 90s and early 2000s, Vietnam only has several 4K51 Rubezh (80km range) and 4K44 Redut (450km range) coastal missile systems. These systems use older missiles with high cruising altitude, which makes them an easy target for intercepting.
To boost the defensive capability, the VPN now has much more modern missile systems. These includes the K-300P Bastion-P (300km range), Bal-E (130/260km range) and allegedly Klub-K (300km range).
All of these systems form a shield for the coastline and also protect the naval flotilla in any engagement.
7. Naval Aviation
Naval Aviation is not a new branch of the VPN. They previously operated the Kamov Ka-25 ASW helicopter and Beriev Be-12 amphibious aircraft. Todays, the Naval Aviation backbone is the 954th Naval Aviation Brigade. The 954th currently operates Ka-28 ASW helicopters, Mi-8/17 transport helicopters, EC-225 Super Puma and DHC-6 maritime patrol aircraft.
The main mission of Naval Aviation: Anti-submarine warfare, military transport, air-ground-sea surveillance, search and rescue.
In the future, Vietnam will sign more deals to purchase or receive the technology to build heavy frigates (3000 tons or bigger) with better capabilities. The goal is to build a modern, 21st century naval force, to protect and defend the Vietnamese territorial waters.
- G. H. K -
No comments :
Post a Comment