7.7.10

Thần hạnh phúc và may mắn



Thần hạnh phúc và may mắn


Ganesa là một vị thần Ấn Độ giáo được tôn sùng phổ biến trên nhiều lĩnh vực, có nhiều giai thoại về gốc tích của vị thần toàn năng này. Ganesa là vị thần tùy hành của thần Siva (một trong ba vị thượng đẳng thần của Ấn Độ giáo, đặc trưng cho sự hủy diệt và sáng tạo, vị thần chính của phái Saiva.) trên núi Kailasa, được thần Siva sáng tạo ra từ ngọn lửa thần trên trán của mình.


Ganesa là con của thần Siva và nữ thần Parvatti nhưng vì một sự cố nên bị rụng mất đầu. Thần Visnu (một trong ba vị thượng đẳng thần, đặc trưng cho sự bảo hộ và bình an) thương và chắp cho một cái đầu voi nên thần được thể hiện mình người đầu voi. Thần có nhiều tài năng, quyền lực dập tắt mọi trở ngại khó khăn, có quyền ban mọi điều tốt lành, thần bảo vệ bếp lửa, thần là hiện thân của thông minh và trí tuệ.

Người ta coi Ganesa là vị Phúc thần ban nhiều điều tốt lành. Vì vậy, ngoài người Chăm, vị thần này còn được nhân dân nhiều nơi ở các nước châu Á tôn thờ như Giava, Tây Tạng, Ấn Độ, Nhật Bản...


Gần đây, tại các tỉnh miền trung Nam Bộ và Tây Nguyên đã phát hiện ra nhiều tượng thần Ganesa từ hàng ngàn năm qua, đặc biệt là dưới thời kì thịnh trị của vương quốc Chămpa. Các nhà khảo cổ, văn hóa tâm linh của Việt Nam và thế giới đã xếp tượng thần Ganesa vào danh sách bảo vật quốc gia và thế giới.


Thần Ganesa là hiện thân của Hạnh Phúc và May Mắn, du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ, qua nền văn hóa cổ Chămpa. Có nhiều cách lí giải về hình thể “mình người đầu voi” của thần Ganesa, nhưng theo dòng văn hóa lịch sử tôn giáo Bà La Môn ở Ấn Độ, trước thời kì Đức Phật hạ sinh thì dễ dàng nhận thấy, thần còn là hiện thân cho trí tuệ tuyệt vời nữa.


Trước khi hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa (sau này là đức Phật Thích Ca Mâu Ni), thân mẫu thái tử nằm mơ thấy voi trắng và biết rằng đứa con trong bụng không phải người bình thường, sẽ mang lại nhiều hạnh phúc, may mắn cho con người. Ở thời kì đó, đối với văn hóa Ấn Độ thì hình tượng voi là biểu thị sự tối thiêng liêng, trí tuệ và quyền năng sáng tạo. Sau khi đức Phật Thích Ca đắc ngôi chính đẳng chính giác, soi tỏ mọi đường khổ đau, nguyên nhân khổ đau của chúng sinh ở khắp cõi Ta Bà, thấu triệt mọi lẽ của Luân hồi vô thường, sinh sinh diệt diệt (Ta Bà một cõi luân hồi biến), Ngài vì chúng sinh mà thuyết pháp độ sinh.

Cảm động công đức vô lượng của đức Phật Thích Ca, chư vị Phật, Bồ Tát, Thánh hiền khắp mười phương tán thán hộ trì và nhiều vị đã quay lại, lăn xả vào cõi Ta Bà để cứu vớt chúng sinh đầy nất khổ đau chỉ vì vô minh, chỉ vì không thấy được chính mình, không thấy được quyền năng siêu việt nơi chính mình, không thấy được sự nhiệm màu nơi chính mình. Hay nói cách khác là không thấy được mình chính là một vị Phật, đồng đẳng với Phật Thích Ca và chư Phật mười phương nên lệ thuộc vào những đối tượng bên ngoài gọi là cảnh (bao gồm cả suy nghĩ, tưởng tượng, cảm xúc không chủ động).

Người Tây Tạng nói: Phật gần quá nên chúng sinh nhận không ra.


Đáp: Chúng sinh nhận không ra hay không chịu nhận?



Trong số các đại Bồ Tát dấn thân hành Bồ Tát Đạo, bố thí ba la mật cứu độ chúng sinh, có đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. Bạch Linh tượng (Voi thần trắng) thường theo với Ngài (ngẫm).


Thời nhà Trần, đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, pháp hiệu Trúc Lâm Đại Sĩ, sau khi truyền ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, Ngài hiện tướng xuất gia tại núi Yên Tử (sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm) và chu du khắp nơi thuết pháp cứu chúng sinh. Thời gian đó, Ngài tới nước Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành là Chế Mân vô cùng kính mộ công đức và trí tuệ siêu việt, tấm lòng đại từ bi của Ngài nên thiết lập đạo tràng mời Ngài giảng pháp cho nhân dân. Để kết tình giao bang cho nhân dân hai nước thêm tình đoàn kết và hưởng lợi thái bình, Phật Hoàng ngỏ ý gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân. Cảm kích trước tấm lòng đó, vua Chiêm Thành xin dâng hai châu Ô và Lý (khoảng từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Trị ngày nay) làm sính lễ.


Nói về Huyền Trân công chúa. Trước lúc về đồng làm “mẫu nghi thiên hạ” Chiêm Thành theo ý chỉ nhà vua, nàng đang sẵn mối tình với một vị tướng tài trong triều Trần là Lê Chung. Do bởi thấu triệt lẽ sinh diệt của luân hồi và ái tình, do bởi lòng từ bi đức hạnh của nàng đã tỏa sáng nên vì sự bình yên và lợi lạc của nhân dân hai nước mà nàng nguyện theo Chế Mân. Quyết định sáng suốt đó chứng tỏ nàng ứng thân một vị đại Bồ Tát. Noi gương Phật cha là hành đại nguyện Đầu Đà, mang lại lợi lạc cho tha nhân. Bởi lẽ ấy, huyền thoại về Huyền Trân và mối tình tay ba giữa nàng với Lê Chung và vua Chiêm trở nên toàn mĩ, người người tôn thờ theo suốt dòng lịch sử nhân sinh Việt Nam.


Vua Chiêm đích thân dẫn hoàng hậu, quần thần và nhân dân ra cung nghênh Huyền Trân tại cửa biển vào nước Chiêm. Lúc đó, vua Chế Mân đã mặc linh phục và mang kiếm với các đặc điểm của thần Ganesa. Với hàm ý, tình yêu của Ngài với Huyền Trân, sự có mặt của Huyền Trân công chúa nước Đại Việt tại Chiêm Thành là biểu thị năng lực Hạnh Phúc và May Mắn thông qua trí tuệ sáng tạo tuyệt vời. Và, lịch sử đã chứng minh rõ ràng điều đó thông qua sự phát triển rực rỡ cả về văn hóa, kinh tế, xã hội đương thời.

Đấy, tóm tắt như vậy. Hi vọng bạn hiểu được những gì PT muốn gửi gắm thông qua bức tượng thần Ganesa. Và, như một lời cầu nguyện trực quan cho hạnh phúc về tình yêu của bạn!


Phú Tuệ

4 comments :

  1. Bận quá, chưa xem được.. chiều bình yên nhiều nhé Phú Tuệ.

    ReplyDelete
  2. Lạy thần hãy ban cho con nhiều ngừ iu hơn nữa.....

    ReplyDelete
  3. Cái thằng ku Líp này nó mê gái bà cố luôn, đi đâu cũng thấy lại với cầu về chuyện này.

    ReplyDelete
  4. Mờ anh cóa em gái hok, nói em nghe...

    ReplyDelete

Định dạng nhanh toàn Blog

Bản quyền thuộc Người lính Việt,Blogger-@2014-Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024,tỉ lệ 100-125%.

Trang chủ | About Me | Chuyên trang video quân đội | Chuyên trang người lính với cộng đồng | Liên hệ