Nhạc cổ điển
(Tự dưng tìm thấy đoạn comment về nhạc cổ điển cho một người, ở thời hoàng kim của blog 360. Cũng lí thú!)
Á à, bác Đặng Thái Sơn! Nhạc cổ điển, kinh điển… rõ đúng! Nhưng là dành cho những người biết thưởng thức. Mà người biết thưởng thức thì không câu nệ thành phần. Trong thể loại nhạc này, có thành phần xuất xứ và thăng hoa từ tầng lớp nô lệ. Bộ phận quý tộc “cướp trắng” và tự dưng chỉ dành cho giới thượng lưu, rõ bất công!
Trải qua thời gian với sự tiến bộ bình đẳng xã hội, người ta không còn phân biệt đối tượng thưởng thức loại nhạc này nữa. Nhưng khi nó du nhập vào Việt Nam thì nhạc kinh điển lại chỉ dành cho những người “kinh dị”. Vì Việt Nam chủ trương xoá sổ tầng lớp quý tộc… độc tài. Thấy buồn cười bởi sự kinh dị đến mức… không thể nghĩ bàn! Mà chỗ kinh dị nhất là người ta cứ tự cho và cảm thấy rằng “nghe nhạc kinh điển là người có trí tuệ uyên bác, cá tính Mạnh Thường Quân, cao thượng, có văn hoá và đạo đức, lối sống thượng lưu…”. Xin lỗi, nhầm to! Vì cái sự nhầm nhọt đó mà lắm chuyện dở khóc dở cười, tự biến thành những con rối… thua xa cả những con rối nước ở Việt Nam.
Người tự nhiên thích nghe và cảm được nhạc cổ điển là khác hoàn toàn với người dùng nó làm bức bình phong, trang sức cho diện mạo có cái đầu chứa bộ não rỗng tuếch. Nghe nói thế, thế là a lô sô đi nghe nhạc thính phòng, cổ điển… để chứng tỏ phong cách cổ… lỗ. Khổ! Mà khổ cho họ thì ít nhưng khiến người khổ thì nhiều và đây mới là vấn đề đáng xem xét.
Nghệ sĩ biểu diễn và dòng nhạc bất kì không bao giờ khước từ, phân loại đối tượng thưởng thức, nhưng người ta cứ cố nhào nặn, bóp méo.
Không phải tất cả nhưng đa số người a dua nghe nhạc cổ điển đều mắc chứng hoang tưởng tư chất của người thích nghe nhạc kinh điển. Khi hỏi những người a dua về cảm xúc của họ khi nghe xong một bản nhạc cổ điển, họ cứ ngơ ngác hoặc là tuôn ra hàng tràng xúc cảm kiểu vẹt, thứ cảm xúc giả dối trôi nổi như bèo… mà bất cứ người nông dân nào cũng có thể vớt được hàng ghánh chỉ với vài động tác quơ tay. Nực cười! Trí tuệ thật chẳng thế, tư chất thật chẳng thế và khác hoàn toàn với sự lấp liếm đầy màu sắc. Bên trong lớp phấn diêm dúa đó là hàng tá sự cộc cằn, thô lỗ và cả bỉ ổi, vô liêm sỉ nữa. Những kẻ PR kiểu đó cũng thế. Hiểu đếck gì đâu mà cứ bô bô như thể một triết gia lỗi lạc ấy. Nhục hết chỗ nói!
Xin lỗi những người thích nghe nhạc cổ điển tự nhiên, các nhạc, nghệ gia! Nói thật, hạng học đòi chẳng bao giờ “tư duy” ra cái gì đặc biệt cả, nếu có thì chỉ làm ô uế, tổn hại đến con người mà thôi! Ví dụ, khi nghe đoạn nhạc tả nỗi ao ước được giải phóng, tự do của những người nô lệ da đen, những người a dua cũng ao ước như thế. Nhưng họ có bị ai bắt làm nô lệ đâu. Thế là họ tự cho họ là nô lệ của nô lệ và ra sức “giải phóng” khỏi đó. Hậu quả của sự “giải phóng” này thì ai cũng biết. Chớ chêu!
Có lẽ vì thế mà thiên tài âm nhạc Moza phải từ giã cõi đời sớm chăng? Nếu không thì chưa chắc nền âm nhạc thế giới được thăng hoa tột cùng như người ta tưởng, mà nhiều tầng lớp xã hội có nguy cơ bị đày đoạ tột bực.
Cũng phải cám ơn sự xuất hiện và ra đi đúng lúc của ngài Moza với Beethoven đáng kính! Và mong người ta cũng biết thích nghe nhạc kinh điển đúng lúc. Nghĩa là, thích và hiểu được thì nghe chứ không vì bất cứ lí do nào khác!
Lục ca bớt giận!
|
Quá chí lí!
ReplyDelete